ỐNG HÚT XẢ DẪN HÓA CHẤT
Việc lựa chọn ống dẫn hóa chất tùy thuộc vào hóa chất dẫn bên trong, nhiệt độ, áp lực làm việc của ống, vị trí tháo lắp,.. Ở một số ứng dụng, yêu cầu thêm về khả năng uốn cong, độ trong suốt để quan sát dịch dẫn bên trong. Hãy cùng tìm hiểu các ống mềm dẫn hóa chất phổ biển ở thị trường Việt Nam.
ỐNG TEFLON CHỊU HÓA CHẤT
Loại vật liệu kháng được hầu hết các hóa chất ăn mòn, phải kể đến đầu tiên là teflon. Khả năng chịu được nhiệt độ cao trên 200oC, ống không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, môi trường. Tuy nhiên, thành ống khá cứng, việc sử dụng cho các vị trí cần độ mềm dẻo là không phù hợp.
- Xem thêm: ỐNG TEFLON PTFE J 7-6
- Xem thêm: ỐNG TEFLON FEP J 7-7
ỐNG PVC HÚT HÓA CHẤT
Có thể nói, đây là loại ống phổ biến nhất ở thị trường dân sinh Việt Nam. Đa số hàng hóa nhập từ Trung Quốc về. Khả năng tương thích với các hóa chất ăn mòn ở mức độ tương đối. Phù hợp cho các ứng dụng không yêu cầu nhiệt độ cao và nồng độ hóa chất < 5%.
ỐNG CAO SU VẬN CHUYỂN HÓA CHẤT
Cao su là tên gọi chung cho một nhóm polymer tổng hợp, có độ bền cơ học cao và khả năng biến dạng đàn hồi lớn. Tùy thuộc vào từng loại cao su và độ tương thích hóa chất mà chọn ống cho phù hợp.
- Với các bơm nhu động dẫn hóa chất ăn mòn, dòng silicone tổng hợp TPE của ống PHARMED BPT dẫn truyền tốt. Độ dày ống dao động từ 0.8 đến 3.2mm. Đường kính sẵn có lên đến 19mm.
- Ở cùng khả năng hóa chất như PVC, ống EPDM được sử dụng phổ biến khi ứng dụng hóa chất CIP ở nồng độ thấp nhưng yêu cầu nhiệt độ cao.
- Với các ứng dụng dẫn sơn, dẫn dung môi, yêu cầu đường kính lớn, các ống chất liệu XLPE được khuyến nghị sử dụng. Lò xo kẽm bên trong giúp ống hoạt động tốt trong ứng dụng hút hóa chất, mà không gây móp, hư hỏng. Lớp EPDM bên ngoài giúp ống ma sát tốt trên sàn thao tác, không ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, môi trường.
Xem thêm: KHỚP NỐI TEFLON CHO ỐNG DẪN HÓA CHẤT
Xem thêm: KHỚP NỐI INOX CHO ỐNG DẪN HÓA CHẤT