10 THÔNG SỐ CẦN QUAN TÂM VỀ ỐNG MỀM THỰC PHẨM (PHẦN 1)

Tương tự các loại ống mềm công nghiệp, ống mềm thực phẩm cũng cần quan tâm đến một số thông số kĩ thuật cơ bản như sau.

1. VẬT LIỆU ỐNG MỀM

Với các loại ống mềm thực phẩm, vật liệu ống phải đáp ứng được tiêu chuẩn dùng trong ngành thực phẩm.

  • FDA: Food and Drug Administration – Chứng nhận an toàn khi tiếp xúc thực phẩm, thuốc của Hoa Kì.
  • USP Class VI: Chứng nhận của Dược điển Hoa Kỳ và Công thức Quốc gia (USP-NF) về khả năng tương thích sinh học của vật liệu.

Xem thêm: CÁC CHỨNG NHẬN CỦA ỐNG MỀM THỰC PHẨM

Vật liệu ống mềm thường là các loại nhựa như PVC, PE, PU, Teflon PTFE – FEP. Các dạng cao su thực phẩm như EPDM, NBR, UPE,… Hoặc vật liệu cao cấp silicon, silicon tổng hợp,…

Để lựa chọn vật liệu, cần kiểm tra về tương thích giữa ống mềm và lưu chất dẫn bên trong. Tránh gây ra những phản ứng hóa học không phù hợp.

Xem thêm: ỐNG SILICON THỰC PHẨM EVOVN PHARMA FR SIL

2. NHIỆT ĐỘ LÀM VIỆC

Thông số nhiệt độ của ống mềm thực phẩm bao gồm:

  • Nhiệt độ làm việc thường xuyên của ứng dụng
  • Nhiệt độ vệ sinh sau khi hoàn tất quá trình dẫn lưu chất
  • Nhiệt độ làm việc của ống, hay là khả năng chịu nhiệt của vật liệu ống mềm.

Về nguyên tắc, để lựa chọn vật liệu ống mềm, phải cân nhắc về điều kiện nhiệt độ thực tế của ứng dụng. Nhiệt độ làm việc của ống > nhiệt độ làm việc và nhiệt độ vệ sinh. Nhằm đảm bảo về tuổi thọ của ống được duy trì lâu dài.

3. ÁP LỰC

Áp lực là lực ép tác động trên diện tích bề mặt của một vật theo phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc. Cần chú ý đến áp lực để đảm bảo ống hoạt động trong điều kiện an toàn vận hành.

  • Áp lực làm việc thường xuyên của ứng dụng, ở điều kiện thường
  • Áp lực nổ của ống, thông thường gấp 3-4 lần áp lực làm việc
  • Áp lực làm việc của ống, hay là khả năng chịu áp do cấu trúc của ống mềm.

Khác với ống thủy lực chịu áp cao, các loại ống mềm thực phẩm thường chịu áp dưới 20bar, tùy thuộc vào cấu trúc ống.

Xem thêm: ỐNG SILICON THỰC PHẨM CHỊU ÁP

4. ĐIỀU KIỆN VẬN HÀNH 

Môi trường làm việc của ứng dụng. Liên quan đến không gian làm việc, tiếp xúc với ánh sáng, ozon. Hay sự kết nối giữa các thiết bị có rung lắc.

Ví dụ:

  • Một số đoạn ống dài và nặng thường được công nhân kéo lê trên sàn thao tác. Phải lựa chọn ống có bề mặt ngoài chịu được ma sát, mài mòn.
  • Hoặc các trường hợp ống có vị trí kết nối uốn cong. Phải chọn ống có cấu trúc lò xo, để tránh tình trạng ống bị uốn cong quá mức, dẫn đến gãy gập ống.

5. ĐƯỜNG KÍNH ỐNG

Khi chuyển đổi từ ống cứng sang ống mềm, sẽ có những sự sai khác về thông số đường kính ống. Cần quan tâm một số loại thông số đường kính ống mềm sau:

  • Đường kính danh nghĩa (DN): là đường kính trong của ống. Đường kính định danh. Thường thông số này không trùng với đường kính thực tế của ống. Ví dụ: DN21 – đường kính thực là 20.5mm. Tùy thuộc vào từng tiêu chuẩn, sẽ có số đo đường kính chính xác.
  • Đường kính trong (Inner diameter): hay gọi là kích thước lỗ trong lòng ống. Đường kính trong sẽ ảnh hưởng đến việc kết nối đường ống. Cũng như lưu lượng đã được tính toán.
  • Đường kính ngoài (Outer diameter): hay gọi là kích thước vòng ngoài của ống.

– Công thức: Đường kính ngoài = Đường kính trong + 2 x độ dày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo

0794 36 8881